Nguồn than Indonesia có khả năng thiếu hụt trong tương lai?
Việc giá than Indonesia tăng vọt không chỉ do giá than trên thị trường quốc tế tăng, mà hàng loạt khách hàng ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc… đang “khát” nguồn than nhập khẩu. Sự phát triển về công nghiệp tại Việt Nam cũng đã kéo theo nhu cầu về than Indonesia cũng ngày một tăng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng NAM PHƯỚC tìm hiểu về nguồn cung của than Indo trong tương lai.
Sơ lược về than Indonesia
Là một trong những quốc gia xuất khẩu than lớn nhất thế giới, kể từ năm 2005, Indonesia đã vượt qua Úc để trở thành nước xuất khẩu than hàng đầu. Indonesia chủ yếu xuất khẩu than nhiệt loại chất lượng trung bình (có trị số tỏa nhiệt toàn phần khô từ 5.100 đến 6.100 cal/gram) và loại chất lượng thấp (có trị số tỏa nhiệt tòa phần khô dưới 5.100 cal/gram) với nhu cầu lớn đến từ Trung Quốc và Ấn Độ. Theo thông tin từ Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia, trữ lượng than Indonesia ước tính có thể khai thác tới 83 năm nếu tiếp tục duy trì tốc độ sản xuất như hiện nay.
Về trữ lượng than toàn cầu, than Indonesia hiện đứng thứ 9, chiếm khoảng 2,2% tổng trữ lượng than toàn cầu đã được kiểm chứng theo đánh giá thống kê gần đây nhất của bản báo cáo British Petroleum Statistic Review of World Energy. Khoảng 60% tổng lượng than Indonesia bao gồm than chất lượng thấp (than bitum) rẻ hơn và chứa ít hơn 6.100 cal/gram.
Có rất nhiều mỏ than dự trữ nhỏ hơn trên các đảo Sumatra, Java, Kalimantan, Sulawesi và Papua nhưng 3 vùng than lớn nhất Indo là:
1. Nam Sumatra
2. Nam Kalimantan
3. Đông Kalimantan
3 vùng than lớn nhất Indonesia
Sản lượng than Indonesia xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đều tăng đáng kể từ khi lĩnh vực khai thác than được mở lại cho đầu tư nước ngoài vào đầu những năm 1990. Trong những năm gần đây, có khoảng 70-80% sản lượng than của Indonesia được xuất khẩu, phần còn lại được tiêu thụ ở nội địa.
Bảng thể hiện lượng sản xuất, xuất khẩu, tiêu thụ và giá than Indonesia từ năm 2014 đến 2019
Trong những năm 2000, nhờ sự bùng nổ các hoạt động sản xuất, ngành công nghiệp khai thác than tại Indonesia rất sinh lời do giá than ở mức rất cao. Than được mệnh danh là loại “vàng đen” tại quốc gia vạn đảo này.
Tình hình giá than Indonesia tại Việt Nam 2020
Lượng than nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2020 đã tăng 49%, kim ngạch tăng 71%. Than đang là loại hàng hóa có lượng nhập khẩu lớn thứ hai tại Việt Nam.
Tổng cục Hải quan cũng cho biết trong một báo cáo hồi tháng 5, giá than nhập khẩu của Việt Nam đã thấp hơn 330.000 đồng/tấn so với giá than xuất khẩu. Như vậy, giá than sản xuất trong nước đã cao hơn so với than nhập khẩu.
Triển vọng tương lai của ngành khai thác than Indonesia
Bất chấp nhận thức của toàn cầu về tầm quan trọng trong việc giảm thiểu sự phụ thuộc của quốc gia vào nhiên liệu hóa thạch, than vẫn được coi là một nguồn năng lượng quan trọng. Tuy nhiên, các công nghệ khai thác than sạch, thân thiện với môi trường đang được quan tâm, triển khai và ứng dụng trong tương lai.
Indonesia dự kiến sẽ tham gia nhiều vào quá trình đó với tư cách là một quốc gia lớn trong hoạt động khai thác than. Các công nghệ than sạch này tập trung vào việc giảm thải do khai thác than, cũng như từ hoạt động sản xuất nhiệt điện. Các hoạt động liên quan đến khai thác than, chẳng hạn như giảm thiểu các hồ chứa khí CH4 đã bắt đầu nhận được nhiều sự quan tâm của nhà chức trách trong thời gian gần đây.
Chính sách của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến ngành khai thác than Indonesia. Để đảm bảo nguồn cung trong nước, Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia yêu cầu các nhà sản xuất than dự trữ một lượng nhất định để tiêu thụ trong nước. Hơn nữa, chính phủ có thể điều chỉnh thuế để hạn chế hoạt động xuất khẩu than. Chính phủ đặt mục tiêu tăng lượng tiêu thụ than Indonesia trong nước vì họ muốn than cung cấp khoảng 30% tổng năng lượng của cả nước vào năm 2025.
