Việt Nam “Rừng vàng – biển bạc”, liệu còn bao nhiêu?
Có lẽ hiếm 1 đất nước nào được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản vô cùng giá trị như đất nước Việt Nam chúng ta, và than là một trong những khoáng sản quý báu ấy. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng, tâm lý chủ quan, ỷ lại vào nguồn khoáng sản sẵn có ấy và việc khai thác không đúng cách đã khiến cho nguồn khoáng sản này bị cạn kiệt nhanh chóng mà không mang đến hiệu quả kinh tế cao cho đất nước.
Than đá được hình thành do các vết tích bị nén chặt của thực vật sống trong đầm lầy 250-350 triệu năm trước. Đấy là vào kỷ Carbon, khi động vật nguyên thuỷ lần đầu tiên xuất hiện trên cạn. Than đá hình thành từ vết tích của dương xỉ và các động vật nguyên thuỷ khác, bị bùn cát bao phủ và chôn vùi như một dạng đá mới. Trải qua nhiều triệu năm, vật liệu này mới biến thành than đá. Than được dùng rộng rãi trong hầu hết các loại công nghiệp nhưng lại không thể tái tạo được.
VN là nước có tiềm năng về than khoáng các loại. Than biến chất thấp (lignite hay còn gọi là á bitume) ở phần lục địa trong bể than Sông Hồng tính đến chiều sâu 1700m có tài nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỷ tấn. Nếu tính đến độ sâu 3500m, dự báo tổng tài nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn.
Than biến chất trung bình (bitume còn gọi là bitumen) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng Sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn.
Than biến chất cao (anthracite) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, Sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên ba tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Dù thế, trữ lượng than đá cũng đang cạn dần. Năm 2015, khả năng khai thác than đá đáp ứng từ 96% – 100% nhu cầu sử dụng. Dự báo đến năm 2020, khả năng khai thác chỉ đáp ứng được 60% và đến năm 2035, tỉ lệ này chỉ còn 34%. Theo dự báo, than đá ở VN chỉ có thể khai thác trong vòng khoảng 150 năm nữa là hết, nghĩa là ít hơn khoảng thời gian kể từ khi Pháp chính thức xâm lược nước ta (năm 1858) đến nay.
“Ào ạt khai thác, phá vỡ quy hoạch, kế hoạch, đánh giá tác động môi trường cho có đã để lại hậu quả trong ngành khai khoáng thời gian qua. Điều này không chỉ gây lãng phí tài nguyên, còn dẫn đến sự khan hiếm, thiếu thốn tài nguyên khi Việt Nam từ một nước xuất khẩu than đã phải quay sang nhập khẩu hàng triệu tấn than/năm”. Đó là cảnh báo của TS. NGUYỄN THÀNH SƠN, nguyên Trưởng ban Chiến lược Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản (TKV).
Than là một trong những ngành khai thác khoáng sản mũi nhọn của Việt Nam. Sản phẩm của ngành than cũng là nhiên liệu quan trọng cho nhiều ngành sản xuất khác. Tuy nhiên, với tình trạng cạn kiệt nguồn khoáng sản quý giá này thì phương án sử dụng than nhập khẩu là một hướng đi tất yếu và thông minh. Hiện nay, NAM PHƯỚC là đơn vị cung ứng hàng đầu các loại than nhập khẩu Indonesia, Nga, Úc. Liên hệ với NAM PHƯỚC để được tư vấn và giải đáp tất cả các thắc mắc về các dòng than nhập khẩu này nhé.